Vào năm 1814, họa sĩ Tashiro Koshun đã vẽ một bức tranh phác hoạ khung cảnh người dân hỗn loạn tìm cách thoát khỏi đám cháy đang thiêu đốt thế gian. Bức tranh miêu tả lại một sự kiện có thật xảy ra vào ngày 2/3/1657, được gọi là trận Đại hỏa hoạn Meireki (Great Fire of Meireki) hay trận Đại hỏa hoạn Furisode.
NXB Kim Đồng mở cuộc họp khẩn vì người thiết kế bìa xúc phạm nhân vật Carol Vì một câu đùa trên mạng, người nhận thiết kế bìa cho bộ truyện Nữ Hoàng Ai Cập đã bị cộng đồng mạng ném đá ... |
Cưới người đáng tuổi ông nội vì tiền, cô gái trẻ phát điên vì mất trắng Sau khi kết hôn với người chồng nhạc sĩ giàu có, cô gái trẻ Lâm Tĩnh Ân phát điên vì nhận ra mình đã mất ... |
Ảo thuật gia David Copperfield bị tố xâm hại tình dục 16 người, chuốc ma túy trẻ dưới 18 tuổi Mới đây nhất, tòa án và cảnh sát đã đưa tin về vụ án tình dục chấn động liên quan đến ảo thuật gia vĩ ... |
Chưa hết, thảm họa về lửa này chứa đựng một câu chuyện đáng sợ được người dân xứ Phù Tang lưu truyền đến ngày nay. Đó là câu chuyện về bộ Kimono mang lời nguyền gieo rắc tai ương cho những ai sở hữu, dám tiêu huỷ nó.
Ngày 2/3/1657, tại chùa Honmyoji, các sư thầy đang làm lễ cầu siêu cho một thiếu nữ. Sau buổi lễ, thi thể cô gái được hoả táng cùng với các vật dụng cá nhân. Khi đốt đến bộ kimono của cô, bỗng nhiên trời nổi gió lớn, cơn gió đã thổi bùng ngọn lửa khiến nó bốc cháy dữ dội và lan rộng khắp mọi nơi.
Ban đầu lửa nuốt chửng ngôi chùa gỗ rồi theo gió lan san những căn nhà liền kề rồi lan nhanh khắp thành Edo. Lực lượng cứu hỏa của thành Edo lúc ấy gọi là Hikeshi không có đủ nhân lực và kinh nghiệm để dập tắt ngọn lửa lớn. Trong điều kiện gió lớn, nhà cửa trong thành lại chủ yếu làm bằng gỗ và giấy, ngọn lửa càng bùng cháy dữ dội hơn.
Cơn ác mộng biển lửa kéo dài suốt 3 ngày. Nó đã phá hủy 2/3 thành Edo và thiêu rụi 300 đền đài, 500 cung điện, 9.000 cửa hàng, 61 cây cầu. Số người thiệt mạng ước tính khoảng hơn 100.000.
Thương vong, mất mát, đau đớn bao trùm cả Edo. Người dân gào thét trong tuyệt vọng. Sau khi ngọn lửa được dập tắt, tất cả chỉ còn là đống hoang tàn.
Dân chúng hoang mang lo sợ về hỏa hoạn. Và khi biết về nguyên nhân vụ cháy, người ta càng kinh hãi hơn và lời đồn về bộ Kimono bị ám bắt đầu lan rộng.
Bộ Furisode, loại kimono trang trọng nhất dành cho phụ nữ trẻ chưa lập gia đình, ban đầu được mặc bởi cô gái trẻ tên là Okiku sống ở Ueno. Theo tài liệu cổ xưa, Okiku đã yêu một tiểu tăng. Mối tình này không được xã hội thời đó chấp nhận nên Okiku đã buồn rầu rồi mắc bệnh nặng. Cô qua đời vào ngày 16/1/1655, cũng là năm đầu tiên của thời Meireki. Lúc đó Okiku tròn 17 tuổi.
Sau đó, bộ Furisode của Okiku đã được bán tại một cửa hàng Kimono ở Hongo. Cô gái tên là Ohana đã mua nó và rồi cũng không may mắc bệnh và qua đời ở tuổi 17, vào ngày 16/1/1656.
Tuy nhiên, lúc đó chưa ai chú ý hay tò mò gì về sự trùng hợp đáng sợ từ cái chết của hai thiếu nữ này và chiếc áo lại được đem bán ở tiệm cầm đồ tại Azabu.
Khi làm lễ cầu siêu và hỏa táng cho cô gái tiếp theo, các thầy tu mới tìm hiểu và phát hiện điểm trùng hợp khó tin về cái chết của ba cô gái trẻ trên. Họ cho rằng bộ Furisode đã dính lời nguyền và mang đến vận rủi nên quyết định tiêu hủy nó trong ngọn lửa.
Tuy nhiên, thảm kịch sau đó đã xảy ra, chiếc áo bị nguyền làm bùng lên ngọn lửa chết chóc, thiêu đốt cả dương gian, nhấn chìm thành Edo trong biển lửa đau thương.
Từ đó về sau, truyền thuyết về chiếc áo Kimono bốc cháy đã liên kết với Trận đại hỏa hoạn Meireki với nhiều chi tiết đáng sợ, bí ẩn.