"Salò o le 120 giornate di Sodoma", hay còn gọi là "Salò hay 120 ngày ở địa ngục trần gian", là một bộ phim được đạo diễn bởi Pier Paolo Pasolini người Ý vào năm 1975, dựa trên tác phẩm "The 120 Days of Sodom" của nhà văn Pháp thế kỷ 18, Marquis de Sade.
Thử đi đường Thái Sanh Hạnh, biết đâu bạn sẽ gặp hồn ma không đầu... Con đường này được biết đến với nhiều câu chuyện kỳ bí. Những hồn ma cụt đầu thường xuất hiện, khiến nơi đây trở nên ... |
Chồng sững sờ khi xem camera thấy vợ chơi với con kiểu... phản cảm Sau khi nhìn thấy hình ảnh do camera, người chồng đã tỏ ra rất sốc trước hình ảnh phản cảm đó và cho rằng vợ ... |
Đây là phim ngắn kinh tởm nhất mọi thời đại The Strange Thing About the Johnsons là cái tên được nhiều người chú ý nhất dạo gần đây vì nội dung đen tối và những ... |
Bộ phim Salò lấy bối cảnh tại Cộng hòa Salò, một quốc gia nhỏ theo chế độ phát xít được thành lập trên lãnh thổ Ý bị Đức chiếm đóng vào năm 1944. Lấy cảm hứng từ bài thơ "Inferno" của Dante, phim chia thành 4 phần: Trước khi xuống địa ngục, Vòng lặp của phân, Vòng lặp của điên cuồng và Vòng lặp của máu.
Bốn người đàn ông quyền lực, đại diện cho Công tước, Giám mục, Quan tòa và Tổng thống, quyết định kết hôn với con gái của nhau như một phần trong nghi thức đồi bại. Họ cùng với sự giúp đỡ của 4 cô gái mại dâm trung niên và vài chàng trai trẻ, đã bắt cóc 18 thanh thiếu niên (9 nam, 9 nữ) và đưa đến một lâu đài gần Marzabotto.
Nhiệm vụ của những cô gái mại dâm là kể lại nhiều câu chuyện khiêu dâm cho bốn người đàn ông quyền lực, trong khi đó bốn gã này thay phiên nhau lạm dụng các nạn nhân một cách tàn nhẫn. Bộ phim tái hiện những ngày tháng kinh khủng trong lâu đài đối với các nạn nhân trẻ tuổi. Trong suốt quãng thời gian ấy, bốn gã bệnh hoạn này càng ngày càng sáng tạo ra nhiều hình thức tra tấn và nhục mạ ghê rợn nhằm tìm kiếm khoái lạc.
Một trong những cảnh đáng nhớ nhất trong phim là một thiếu nữ bị buộc phải ăn phân của Công tước! Sau đó, các nạn nhân khác được “mời” tham gia bữa ăn xa xỉ… toàn bằng phân người! (phân được chế biến từ sốt sôcôla và mứt cam). Kết thúc phim, khi các nạn nhân quyết định không hợp tác với những kẻ hành hạ nữa, họ đã bị giết hại bằng nhiều hình thức tàn bạo khác nhau: lột da đầu, đốt nóng bằng sắt nung, cắt lưỡi, móc mắt… Tuy nhiên, những yếu tố bạo lực đó được làm mờ đi một cách tinh tế qua ống kính ngược của khán giả.
Chủ đề chính trong Salò là việc hạ thấp giá trị con người và biến cơ thể thành đồ vật, bị nhục mạ và coi thường. Không có bất kỳ cảnh sex thân mật nào, mặc dù có rất nhiều cảnh khỏa thân của cả nam và nữ. Salò hoàn toàn trái ngược với phim khiêu dâm, nó miêu tả tình dục như là sự đau đớn hơn là sự thỏa mãn.
Hầu hết bộ phim đều cố tình tránh né mọi tình tiết liên quan đến sự kích thích hoặc gợi dục - điều mà hầu hết các phim khiêu dâm sử dụng để mang lại "cảm giác điện ảnh". Vì vậy, không có nhân vật nào trong Salò đạt được bất kỳ khoái cảm nào, và các hành động tình dục trong phim gần như hoàn toàn phản tác dụng. Đây có thể là lý do khiến Salò được coi là bộ phim mô tả "cái chết của tình dục", hay là "bản nhạc tang lễ" cho thể loại phim khiêu dâm, vào thời điểm nó đang bùng nổ thương mại vào thập niên 1970.