Phụ Lục
Chiến lược sử dụng CPU AMD nhằm tối ưu giá cả và cấu hình cho dàn laptop của mình đã được hãng Asus công bố thời gian qua, nó phổ rộng trên khắp các dòng máy của hãng này từ phổ thông đến gaming, đồ họa. Đối với game thủ thì hai mẫu laptop gaming đại diện sử dụng CPU AMD là Asus TUF FX505DU và Asus Zephyrus G GA502 đang trở thành nơi đổ dồn sự chú ý.
Biết được nhu cầu đó, hãng Asus đã đưa ra các thông tin cụ thể về hai chiếc máy Asus TUF FX505DU và Asus Zephyrus G GA502 sử dụng CPU AMD và giải thích các thông tin bên lề nhằm thỏa mãn các thắc mắc từ cộng đồng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số thông tin quan trọng đáng chú ý về cuộc phối ngẫu giữa AMD và laptop Asus gaming này nhé.
Khởi điểm từ một công ty gia công chip IBM cho Intel từ những năm 1982, AMD nổi lên thành một nhà sản xuất chip CPU cạnh tranh với ông lớn Intel suốt nhiều năm sau đó. Do thành lập và đi sau Intel về công nghệ nên AMD phải mất rất nhiều thời gian để sản xuất dòng chip cho riêng mình và luôn bị Intel cho ngửi khói.
Mãi đến năm 2003, sau khi Intel mắc sai lầm với dòng CPU 64bit không tương thích ngược được với thế hệ 32bit, AMD công bố chip CPU Opteron chạy 64bit nhưng hoàn toàn tương thích ngược với các ứng dụng 32bit. Sau đó Microsoft đã chọn tập lệnh của AMD làm nền tảng cho các thế hệ Windows chạy công nghệ 64bit biến AMD thành người làm chủ công nghệ xử lý 64bit kể từ đó. Và cũng nhờ đó chúng ta có một bản windows 64bit vẫn chạy ngon lành các phần mềm được lập trình cho CPU 32bit (khi cài đặt ở windows 64bit sẽ được để trong folder “Program files x86”).
AMD cũng có những cú vấp ngã của riêng mình khi đổ quá nhiều tiền xây dựng các nhà máy sản xuất chip riêng cho mình khiến tình trạng lỗ không kiểm soát từ năm 2003. Đến năm 2009, mảng nhà máy chip tách ra riêng với tên gọi GlobalFoundries trở thành đơn vị gia công độc lập, từ đó AMD không còn đi theo chính sách xây nhà máy riêng nữa mà chuyển sang thuê nhà máy độc lập làm chip cho mình.
Năm 2011 đánh dấu bước ngoặt khi AMD mua lại đơn vị sản xuất card màn hình lớn là ATI. Từ đây CPU AMD và Card màn hình ATI Radeon về chung một nhà như hổ thêm cánh.
Nếu bạn chưa biết thì khởi nguồn của chip đồ họa di động Adreno chính là từ Radeon mà ra, Adreno chính là đảo các chữ của Radeon. Dự án ban đầu vốn khởi động bởi ATI với tên gọi Imageon, năm 2006 AMD mua lại mảng này của ATI và năm 2009 đến lượt Qualcomm mua lại dự án này từ AMD và bỏ tên cũ Imageon, chúng ta có Adreno như hiện nay.
Một số quan niệm khá sai lầm về AMD tồn tại lâu nay khiến cộng đồng có cái nhìn khá khinh thường về thương hiệu AMD.
Một trong số đó là việc cho rằng CPU AMD chạy quá nóng. Có thể nói rằng điều này đúng với các CPU đời cũ, do lúc đó công nghệ chưa cao lại phải cõng một sức mạnh xử lý lớn nên việc phát nhiệt là có thật. Tuy nhiên khi làm ra một cuộc cách mạng với thế hệ Ryzen, các công nghệ bán dẫn ngày càng nhỏ và tối ưu tiết kiệm điện giúp loại bỏ vấn đề tỏa nhiệt khá triệt để. Điều đó dẫn đến việc AMD tuy bị cộng đồng PC lạnh nhạt nhưng vẫn được nhiều hãng phần cứng tin dùng, bằng chứng là cả 2 hệ máy console lớn hiện nay là Xbox One và PlayStation 4 đều sử dụng chip xử lý của AMD sản xuất.
Một số ý kiến khác cho rằng hiệu năng của AMD kém hơn đối thủ Intel. Điều này có thể xuất phát từ sai lầm là lấy CPU mạnh nhất AMD sản xuất hiện tại so với đối thủ Intel. Thực ra thì CPU AMD hiện nay với thông số 4 nhân 8 luồng thì sức mạnh chỉ tương đương CPU tầm trung Core i5 của đối phương. Căn bản là AMD chưa sản xuất phân khúc chip CPU cao cấp để trực tiếp cạnh tranh với Core i7 hay i9. Kết quả test hiệu năng giữa 2 chip cùng phân khúc giữa 2 hãng cho thấy AMD thắng một chút về hiệu năng xử lý đa nhân trong khi giảm sút một chút khi so về hiệu năng xử lý đơn nhân.
Về quan niệm AMD kén phần mềm hơn. Thực ra như đề cập ở trên, tập lệnh nguồn 64bit của Windows vốn là lấy từ AMD vì vậy AMD chỉ có thể là chạy tốt hơn các phần mềm trên windows chứ không thể không tương thích được. Ngoại trừ một số phần mềm như bộ công cụ Adobe có tích hợp thêm công nghệ hỗ trợ xử lý độc quyền Quick Sync của Intel giúp render đồ họa nhanh hơn gần gấp đôi, còn nếu chạy ở chế độ bình thường thì AMD vẫn chạy tốt mọi thứ.
Quan niệm vốn có của mọi người vẫn luôn theo hướng “của rẻ là của ôi”, tuy nhiên trong công nghệ và kinh doanh giá rẻ nhờ tối ưu chi phí bên ngoài sẽ là một câu chuyện khác. AMD đạt được điều này nhờ nhiều chính sách cắt giảm chi phí phụ trợ như thuê nhà sản xuất ngoài thay vì đổ tiền xây nhà máy riêng, giảm chi phí cho quảng cáo và marketing (bạn dễ dàng nhận ra thương hiệu AMD không xuất hiện nhiều trên các kênh hay tài trợ sự kiện). Với những sự hy sinh đó, họ có thể đưa ra một mức giá rẻ hơn mà vẫn giữ được chất lượng CPU thay vì tiết giảm linh kiện hay sử dụng nguyên liệu kém chất lượng.
Tất nhiên, sự cắt giảm đó cũng mang lại những cái giá phải trả. AMD thường đi sau đối thủ vì không thể chủ động được thời gian sản xuất chip, phải phụ thuộc vào nhà gia công, việc giảm chi phí cho quảng bá thương hiệu cũng khiến AMD không xuất hiện nhiều, khiến cộng đồng không có ấn tượng mấy.
Nói dài dòng văn tự, cuối cùng chúng ta sẽ quay về vấn đề chính là Asus TUF FX505DU và Asus Zephyrus G GA502 gom góp được gì từ những lợi thế mà CPU AMD Ryzen mới nhất mang đến? Cái rõ nhất chính là giá cả được giảm rõ rệt so với người tiền nhiệm sử dụng CPU Intel. Mỗi máy có giá thấp hơn phiên bản tiền nhiệm đến hàng triệu đồng.
Về mặt hiệu năng, Asus TUF FX505DU và Asus Zephyrus G GA502 điều mang CPU AMD Ryzen 7 - 3750H với 4 nhân và 8 luồng xử ký. Kèm theo đó là VGA Nvidia GTX 1660Ti, 8GB RAM gắn sẵn có thể nâng lên đến 32GB. Do cấu hình khá tương đồng nên kết quả điểm test hiệu năng cũng như test chạy thử các game nặng như Final Fantasy XV cũng cho ra kết quả xấp xỉ nhau.
Mức cấu hình này kèm theo màn hình 15,6 inch viền mỏng Full HD 1920x1080 với độ quét lên đến 120Hz, IPS panel cho góc nhìn rộng, chống lóa và độ hiển thị màu chân thực 45% NTSC sẽ mang đến một trải nghiệm game tuyệt vời cho người dùng tầm trung. Phiên bản tại Việt Nam sẽ dùng ở cứng SSD 512GB kèm theo một ổ cắm ổ cứng HDD trong trường hợp bạn muốn gắn thêm một ổ cứng dung lượng cực đại để trữ game.
Cả 2 mẫu máy Asus TUF FX505DU và Asus Zephyrus G GA502 này được đánh giá là có mức giá rẻ bất ngờ nhờ tận dụng lợi thế của vi xử lý AMD Ryzen và hiện đã được bày bán rộng rãi tại các đại lý của Asus, bạn có thể mua dùng ngay bây giờ chứ không cần phải chờ đợi thêm.
Mức giá tham khảo cụ thể của 2 mẫu laptop gaming này như sau:
Tuy nhiên mức giá này có thể dao động đắt hoặc rẻ hơn một chút tùy các mức điều chỉnh cấu hình cũng như chính sách bán hàng và khuyến mãi của từng đại lý.