Phụ Lục
Tôi có thể nói rằng thế giới chúng ta đang sống là một nơi đáng sợ. Không ít những sự kiện đầy bí ẩn đã xảy ra mà cho tới ngày nay, con người vẫn chưa thể tìm ra được lời giải đáp, Do đó, những sự kiện bí ẩn là nguồn cảm hứng bất tận, được con người đưa vào các loại hình giải trí như tiểu thuyết, điện ảnh hay cả video game.
Ngành công nghiệp game đã tồn tại biết bao trò chơi được phát triển dựa trên những sự kiện đầy kì bí đó. Theo một cách nói nào đó, những nhà phát triển game này đã tự mình đưa ra lời giải đáp, khi cả thế giới đều bó tay trước những bí ẩn to lớn của nhân loại. Dù chỉ là hư cấu, nhưng chúng cũng phần nào đó thỏa mãn được sự tò mò cùng khả năng sáng tạo không giới hạn của con người.
Thược Dược Đen, hay còn gọi là Black Dahlia, được coi là một trong những vụ án bí ẩn và rùng rợn nhất Hollywood. Nạn nhân nữ có tên Elizabeth Short được tìm thấy trong buổi sáng ngày 15/1/1947 trong tình trạng cực kỳ ghê rợn, người bị cắt làm đôi, thịt bị lóc ra, máu bị rút cạn. Thi thể cô được thủ phạm "sắp xếp" cẩn thận theo một kiểu tạo dáng như chụp ảnh và được tẩy rửa kỹ càng bằng xăng để xóa mọi dấu vết của thủ phạm. Trên thực tế, cho tới nay, vụ án này vẫn chưa có lời giải. Dù đã có hàng chục lời khai, nghi phạm, thậm chí là kẻ thú tội nhưng sự thật về vụ án Black Dahlia vẫn nằm trong bóng tối. Thậm chí, tất cả những người tham gia điều tra vụ án này đều phải công nhận rằng “Càng đào sâu thêm về vụ án, bạn sẽ chẳng biết gì nữa.”
Và trong tựa game LA Noire của Rockstar Games, bí ẩn về vụ án này đã được vén màn, dù chỉ mang tính chất hư cấu. Kẻ thủ ác chính là Garrett Mason, một gã nhân viên pha chế ở Los Angeles. Tuy nhiên, công việc pha chế chỉ là một vỏ bọc cho sự thật hắn là một kẻ giết người hàng loạt. Elizabeth Short (tên của nạn nhân của kỳ án Black Dahlia ngoài đời thực) cũng là một nạn nhân của gã.
Ít nhất, Rockstar Games cũng phần nào giúp chúng ta bớt đi sự tò mò về vụ án bí ẩn Thược Dược Đen, thông qua một trò chơi mang đề tài trinh thám như LA Noire.
Sự kiện đầy bí ẩn Tunguska đã tạo ra nguồn cảm hứng cho tựa game Secret Files: Tunguska. Trò chơi theo chân một phụ nữ trẻ đang cố gắng tìm lại người cha mất tích của mình. Cuối cùng, cô phát hiện ra việc cha mình mất tích có liên quan tới sự kiện Tunguska. Càng đi tìm cha mình, nhân vật chính càng phát hiện ra nhiều mối nguy hiểm hơn cũng như sự thật xoay quanh cha của mình. Ở ngoài đời thực, sự kiện Tunguska cũng bí ẩn không kém.
Vào khoảng 7 giờ sáng ngày 30 tháng 6 năm 1908, một vụ nổ có sức công phá tương đương 10 tới 15 triệu tấn thuốc nổ TNT (15 megaton) đã xảy ra tại sống Tunguska, Nga. Chỉ chưa đầy 1 phút sau, vụ nổ đã quét sạch hàng chục triệu cây cối, động vật trong phạm vi diện tích 2000km vuông. Sức công phá này tương đương sức mạnh của một quả bom nguyên tử chế tạo trong chiến tranh lạnh, nhưng bom nguyên tử chỉ được phát minh vào thập niên 1940. Điều gây bất ngờ là cho tới tận ngày nay, nguyên nhân của vụ nổ vẫn chưa được giải thích. Mãi cho tới năm 1920 (tức 12 năm sau vụ nổ), con người mới có thể vào được khu vực này để nghiên cứu, điều tra.
Mặc dù các nhà khoa học hiện đại đã ít nhiều đưa ra được giả thuyết cho rằng vụ nổ gây ra bởi sao chổi hoặc tiểu hành tinh vỡ ra khi đi vào bầu khí quyển Trái Đất. Tuy nhiên, vụ nổ gây chấn động thế giới này vẫn là nguồn cảm hứng bất tận cho nền văn hóa giải trí bao gồm cả video game và phim ảnh.
Loạt game Fatal Frame được lấy cảm hứng rất nhiều từ truyền thuyết về biệt thự Himuro. Theo truyền thuyết này, gia đình từng sống trong căn biệt thự Himuro đã tham gia vào một nghi lễ kinh hoàng, có tên “Strangling Ritual” hay còn gọi là “Nghi lễ siết cổ”. Tuy nhiên, mọi thứ trở nên dần tồi tệ hơn khi tộc trưởng của gia đình đã sát hại dã man toàn bộ cả nhà sau đó tự sát. Kể từ đó, những hồn ma của gia đình đã ám ảnh toàn bộ căn biệt thự, cố gắng thực hiện nghi lễ hết lần này tới lần khác, mãi mãi.
Việc sử dụng máy ảnh làm “vũ khí” chính, có khả năng bắt ma trong Fatal Frame cũng dựa trên một điều kinh hãi lan truyền. Đó là nếu bạn chụp ảnh một ô cửa sổ của tòa biệt thự, rất có thể bạn sẽ thấy hình ảnh đầy ghê rợn của một cô gái trẻ, trong trang phục kimono, hiện lên trên tấm hình.
Khi trò chơi phát hành phiên bản tiếng Anh, truyền thuyết về Biệt thự Himuro càng trở nên nổi tiếng hơn. Và hai phần game đầu tiên lấy bối cảnh diễn ra tại chính biệt thự Himuro. Thậm chí Fatal Frame 1 còn mô tả rất chi tiết về nghi thức Strangling Ritual đầy ám ảnh.
Neverending Nightmares có thể được coi là một trong những trò chơi kinh dị gây ám ảnh nhất. Chỉ bằng những khung hình (có vẻ) đơn giản về nét vẽ, màu sắc nhưng các tình tiết game đem tới thực sự đáng sợ. Kinh hãi hơn, toàn bộ trò chơi dựa trên chính tình trạng mà Matt Gilgenbach, người sáng tạo ra Neverending Nightmares, đã phải chịu đựng bởi trầm cảm và cơn rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Toàn bộ trò chơi đều khiến chúng ta phải suy ngẫm rằng nhân vật chính đang sống ở thực tại hay chỉ là trong giấc mơ. Sự khó chịu bao trùm toàn bộ thời lượng game, bất cứ khoảnh khắc nào cũng đều có thể ám ảnh tâm trí người chơi. Anh chia sẻ rằng muốn mọi người hiểu được cảm giác của bản thân khi phải sống chung với một hội chứng nguy hiểm. Việc game thủ tìm cách hoàn thành game cũng giống như Gilgenbach đang tìm cách thoát ra khỏi tâm trạng lo âu, cùng sự trầm cảm mình đang phải đối mặt.
Năm 1888, kẻ giết người bí ẩn, được đặt tên Jack the Ripper, đã gây ra cái chết đầy man rợ của 5 người phụ nữ. Cách thức mà hắn gây ra tội ác khiến cho bất cứ ai nghe thấy thôi cũng phải rùng mình. Jack đã bao trùm lên thành phố London sự kinh hoàng, khiến người dân sống trong sợ hãi. Cho tới nay, danh tính về gã vẫn là một màu đen. Ngay cả những nhà điều tra tài ba nhất cũng chẳng thể tìm ra nổi một dấu vết thực sự nào về gã. Vì lẽ đó, Jack the Ripper đã trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều trò chơi điện tử, cũng như phim ảnh, tiểu thuyết,...
Sherlock Holmes vs. Jack the Ripper là một trò chơi phiêu lưu khá thú vị. Người hâm mộ sẽ có cơ hội được chứng kiến cuộc so tài giữa vị thám tử hư cấu tài ba nhất thế giới đối đầu với tên tội phạm khét tiếng ngoài đời thực. Và có lẽ, phải là một bộ óc như của Sherlock Holmes mới có thể vạch mặt được Jack the Ripper.
Bất chấp đồ họa xấu mù đi cùng tạo hình nhân vật lỗi thời, House of Velez giống như một trò tra tấn thần kinh, khi mà nó sẽ làm bạn ớn nhợn ám ảnh cả đời.
Một điều thú vị khác nữa về Sherlock Holmes vs. Jack the Ripper là một vài trường đoạn, game sẽ cho phép người chơi cảm thấy như mình đang trong vai của Jack the Ripper dưới góc nhìn thứ nhất, trải nghiệm cách thức mà gã tội phạm khét tiếng sử dụng với những cô gái. Tôi nghĩ điều này có thể sẽ gây ám ảnh nặng nề với người chơi, dù cho game không mô tả quá chi tiết quá trình hành hình nạn nhân.