Gamescom - ngày hội lớn của game thủ toàn thế giới
Nếu như E3 là một nơi để chúng ta hóng hớt những game mới ra mắt, thì Gamescom lại đúng nghĩa là một sân khấu lớn với tất cả những gì game thủ mong muốn.

Nếu như E3 là một nơi để chúng ta hóng hớt những game mới ra mắt, thì Gamescom lại đúng nghĩa là một sân khấu lớn với tất cả những gì game thủ mong muốn.
Sau khi E3 2017 kết thúc, game thủ chúng ta sẽ không phải đợi lâu để đến với một ngày hội còn lớn hơn nữa đó là Gamescom – sẽ được tổ chức vào ngày 22 tháng 8 tới đây. Nếu như lúc này bạn còn đang phân vân không biết Gamescom là gì, thì hãy để Mọt Game làm người giải thích tận tình cho nhé.
Sự hình thành của Gamescom
Ra đời vào năm 2009, Gamescom có tuổi đời khá khiêm tốn nếu so với hầu hết các hội chợ game nổi tiếng trên thế giới, nhưng về tầm cỡ và quy mô thì nó không hề thua kém bất kỳ sự kiện nào. Gamescom bắt nguồn từ Game Convention, một sự kiện thường niên về game được tổ chức tại Leipzig, Đức. Với sự phát triển càng ngày càng tăng của ngành công nghiệp game, các nhà tổ chức đã nhận thấy Leipzig không thể “chứa” nổi số lượng người đến tham dự, do đó họ quyết định sẽ dời địa điểm về trung tâm triển lãm ở Cologne và chính thức đổi tên thành Gamescom.
Khi ra đời vào năm 2009, ban tổ chức Gamescom phải đối mặt với vấn đề lớn phải làm sao lôi kéo được người tham dự tới địa điểm mới. Rất may mắn cho họ là vào quãng thời gian đó, E3 đang trải qua một cuộc khủng hoảng nặng nề. Do đó Gamescom đã như một nơi chốn tuyệt vời mới dành cho game thủ toàn thế giới. Kỳ Gamescom đầu tiên thành công rực rỡ với 458 gian hàng triển lãm, với hơn 245.000 người tham dự. Từ đó tới nay, Gamescom được tổ chức đều đặn với số người và các đơn vị tham dự tăng đều theo từng năm.
Kỳ Gamescom đầu tiên
Có rất nhiều lời đồn đoán về sự ra đời của Gamescom, nhưng phần nhiều trong số đó chủ yếu vì lý do: “Con gà tức nhau tiếng gáy” giữa làng game Châu Âu và Hoa Kỳ. Trước khi Gamescom xuất hiện, E3 luôn là sự kiện thống trị làng game thế giới, kể cả lúc trước (và bây giờ) thì Hoa Kỳ luôn là tâm điểm của thế giới game. Nhưng nếu xét về tiềm lực kinh tế, kỹ thuật và nhân tài đều không thua kém người anh em bên kia đại dương, không lý do gì dân Châu Âu lại không làm được một hội chợ không những là ngang bằng mà còn phải vượt hơn cả E3 nữa.
Khu vực Châu Âu là nơi đóng quân của những studio nổi tiếng thế giới như: Rockstar North (Scotland), Creative Assembly (Anh), Ubisoft (Pháp)… họ cũng có một thị phần với số lượng người chơi đông đảo và rất “chịu chi”. Châu Âu luôn là miếng bánh béo bở cho bất kỳ tựa game nào, thế nên làm sao mà họ có thể một sự kiện lớn của mình là Gamescom lại thua kém E3 cho được. Thế nên dù vì lý do gì đi chăng nữa, Gamescom ra đời là điều hiển nhiên.
Gamescom 2015
Tầm cỡ và quy mô
Có thể nói không ngoa rằng Gamescom là một trong những sự kiện về game và giải trí lớn nhất thế giới, trung bình có khoảng hơn 200.000 người tham dự, số lượng đỉnh điểm là vào năm 2015 với 350.000 khách tham quan. Con số này không chỉ gói gọn trong bộ phận game thủ mà còn bao gồm hơn 6000 phóng viên tác nghiệp, 700 nhà phát triển game cùng phần cứng đến từ 88 quốc gia đã đến trải nghiệm và làm việc trong thời gian sự kiện diễn ra.
Khác với E3 khi đó là sự kiện “đóng” chủ yếu để dân trong nghề giới thiệu cũng như quảng bá các sản phẩm game mới tới công chúng, thì Gamescom đi theo hướng “cởi mở” hơn rất nhiều khi cho phép tất cả mọi người cùng chung sở thích về game cùng tham gia. Gamescom đúng nghĩa là một hội chợ về game, nơi ai cũng có thể mua vé vào cổng và vui chơi thỏa thích. Điều này làm Gamescom có vẻ hơi “bình dân”, nhưng cũng chính vì thế mà nó thân thiện và thu hút số lượng người tham gia luôn gấp mấy lần E3.
Rất đông người đến Gamescom hàng năm
Nếu muốn có mặt tại E3, bạn phải được sự cho phép của Hiệp hội phần mềm giải trí (Entertainment Software Association – ESA) mới có thể tham dự, điều này vô tình khiến cho các studio độc lập có kinh phí thấp mất đi cơ hội để quảng bá sản phẩm của mình. Gamescom thì không giới hạn như vậy, và thậm chí họ còn có cả một khu vực dành riêng cho các tựa game Indie được gọi là Indie “Arena Booth”. Chính điều này đã thu hút được một số lượng khổng lồ các nhà phát hành đổ đến Gamescom, theo thống kê thì vào năm 2015 có khoảng 200 đơn vị hoạt động tại E3, trong khi tại Gamescom cùng lúc là… gấp 3 lần.
Tuy tự do và cởi mở như vậy, nhưng Gamescom không hề xuề xòa hay thiếu chuyên nghiệp kiểu “ao làng”. Ngay từ khi mới bắt đầu, họ đã xác định rõ khách hàng sẽ đi theo 2 thành phần là: những game thủ tham quan thông thường và đại diện các hãng game. Do đó, bên cạnh những khu giải trí vui chơi bình thường, Gamescom còn có một khu dành cho các doanh nghiệp gặp gỡ đối tác, tìm kiếm cơ hội phát triển hoặc quảng cáo sản phẩm. Tất nhiên để vào được khu vực này bạn phải có vé VIP, cũng như các giấy tờ hợp lệ để chứng minh mình là đại diện của các hãng game.
Khu vực dành cho các nhà phát triển
Sự xuất hiện thường trực từ những ông lớn trong làng game như: Nintendo, Blizzard, Sony, Ubisoft, Microsoft hay Square Enix là lý do chính khiến Gamescom trở nên đáng theo dõi. Những tựa game mới, thông tin về các bản mở rộng hay máy game chuẩn bị ra mắt đều có thể được tìm thấy đầu tiên và duy nhất tại Gamescom.
Và giống như E3 có giải thưởng Game Critics Awards, thì Gamescom cũng sở hữu một giải thưởng cho các tựa game hay nhất của riêng mình. Gamescom Awards 2016 bao gồm 24 hạng mục với 200 tựa game tham gia, một điểm hay là fan hâm mộ và khách tham quan Gamescom cũng có thể tham gia bình chọn cho tựa game mình yêu thích.
Gamescom Awards
Các sự kiện bên lề
Không chỉ gói gọn trong việc giới thiệu cái tựa game bom tấn sắp ra mắt hoặc các hệ máy mới từ các ông lớn, Gamescom còn là nơi tụ hội uy tín của rất nhiều hoạt động bên lề của làng game. Một trong những thứ khiến Gamescom trở thành “độc nhất vô nhị” chính là các khu vực chuyên biệt, nơi các fan của từng tựa game khác nhau có thể thỏa sức đắm chìm vào niềm vui của họ, trong một thế giới riêng do ban tổ chức Gamescom tạo ra.
Với diện tích tới gần 200.000 m2 ở cả trong lẫn ngoài trung tâm triển lãm Cologne, các nhà tổ chức Gamescom có thể thỏa sức nghĩ ra tất cả những gì tuyệt vời nhất để phục vụ mọi thể loại game thủ, điều này khiến Gamescom trở nên giống như một buổi họp mặt gia đình, nơi người ta có thể vui chơi xả dàn và nhậu nhẹt tới bến ngay bên cạnh bờ sông Rhine thơ mộng.
Một điểm độc đáo nữa là Gamescom có một hệ thống gọi là “vòng tay trải nghiệm”, nó cũng tương tư như cách thức đánh giá độ tuổi ESRB của làng game vậy. Tại Gamescom nó được chia làm 3 loại lần lượt là: Xanh lá cho người trên 12 tuổi, Xanh dương là trên 16 tuổi và màu Đỏ dành cho khu vực 18+. Ban tổ chức sẽ phân loại người tham gia tùy thuộc vào màu sắc chiếc vòng, bạn sẽ không thể tham gia các khu triển lãm “đóng” nếu không phải độ tuổi thích hợp.
Vòng tay trải nghiệm (góc trái)
Một trong những nơi nổi tiếng nhất của Gamescom có thể kể đến là Khu vực ký ức (Retro exhibition), nơi các game thủ hoài cổ có thể tìm lại những chiếc máy chơi game xưa cũ từ thời kỳ “đồ đá” lâu lơ lâu lắc. Nes, Snes, Gameboy, Atari… hay đến cả Pac-man board game đều có thể được tìm thấy tại đây, ban tổ chức Gamescom còn rất tâm lý khi trang bị toàn những chiếc tivi CRT to tướng để các game thủ trải nghiệm hoàn hảo ký ức tuổi thơ giữ dội một thời của mình. Nhiều người đã mừng tới phát khóc khi đặt chân tới khu vực này, vì khó có thể kiếm ra một nơi có những chiếc máy và tựa game tuổi thơ của họ nhiều tới như vậy.
Khu vực ký ức
Với số lượng người tham dự lớn, Gamescom cũng là nơi được “chọn mặt gửi vàng” cho các giải đấu Esports nổi tiếng trên thế giới. Đã có rất nhiều giải đấu tầm cỡ thế giới được tổ chức của các tựa game nổi tiếng, có thể kể đến vài cái tên như: Vòng playoff LCS Châu Âu của Liên minh huyền thoại vào năm 2013, ESL One Cologne 2014 của Counter-Strike: Global Offensive hay nổi tiếng nhất là kỳ International đầu tiên của Dota 2 vào năm 2011.
Có thể nói Gamescom đã góp phần trực tiếp vào việc đưa nền Esports thế giới đi lên, khi nó mở ra kỷ nguyên cho những giải đấu được tổ chức ở các sự kiện hoành tráng với số lượng người xem khổng lồ, đi cùng số tiền thưởng lên tới hàng triệu USD đều đặn theo từng năm.
Có cả biểu diễn Motor nữa này
Gamescom thực sự là một ngày hội của làng game thế giới, là sự kiện rất khó để chối từ đối với bất kỳ game thủ nào. Nếu bạn chưa có điều kiện theo dõi, thì vào ngày 22 tháng 8 tới đây kỳ Gamescom 2017 sẽ được bắt đầu, nhớ theo dõi Mọt Game để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin nào nhé.
LỊCH ĐĂNG VIDEO
UPDATE NGAY lịch đăng video mới trên Mọt Game Channel vào 12h00 thứ 3 - 5- 7 - Chủ Nhật hàng tuần nào.
Ngoài ra cũng nên ghé thăm fanpage Gosugamers Vietnam khu vườn địa đàng với hàng ngàn tin tức Esports và 7749 loại meme/video… vui tính hơn cả crush của bạn. LIKE NGAY ĐỂ CẢM NHẬN.
Cuối cùng bạn có sẵng sàng "tám" xuyên biên giới tại Gia đình Mọt Game, nơi có những thiên tài như Elon Musk, bí ẩn như Dr.Strange và lịch lãm như Constantine?

Đọc nhiều
Cùng chuyên mục

PC/CONSOLE
Game thủ Payday 3 không thể tìm trận online vì Server quá tải ngay ngày ra mắt
Sam Funny
25/09/2023
Payday 3 hiện đang bị than phiền từ game thủ vì lỗi Server không thể tìm được trận. Nhà phát hành Payday 3 lên tiếng xin lỗi cộng đồng vì Server quá tải.

PC/CONSOLE
Resident Evil 4: Separate Ways - Những con trùm trong game
h huongtran123
23/09/2023
Sau khi trải nghiệm xong Resident Evil 4 vào đầu năm nay, thì tháng 9 này, bản DLC của tựa game với sự góp mặt của Ada đã chính thức trình làng. Hôm nay, hãy cùng nhà Mọt tìm hiểu xem, bản DLC này có tất cả bao nhiêu ending và bạn phải đối đầu với những con trùm khó nhằng nào nhé.

PC/CONSOLE
Demo Tai Ương: Game kinh dị Việt đáng chơi nhất 2024? - Phần cuối
h huongtran123
23/09/2023
Ở phần trước, chúng ta đã cùng nhau nói về những gì đã xảy ra trong bản demo của Tai Ương, nhưng câu chuyện thật sự ẩn sau tựa game này là gì?

PC/CONSOLE
Demo Tai Ương: Game kinh dị Việt đáng chơi nhất 2024? - Phần đầu
h huongtran123
23/09/2023
Game kinh dị Việt luôn là đề tài rất được game thủ Việt Nam quan tâm. Đương nhiên theo chủ nghĩa người Việt ủng hộ hàng Việt thì Mọt đã thử trải nghiệm demo của tựa game Tai Ương. Muốn biết tựa game này có gì hấp dẫn thì mọi người hãy cùng theo chân Mọt trong video hôm nay nhé.

PC/CONSOLE
Alice Madness Return: Alice ở xứ sở tâm thần - Phần cuối
h huongtran123
23/09/2023
Trong phần trước, Alice đã rời khỏi viện tâm thần đến một trại trẻ mồ côi để làm việc, tuy nhiên cô vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi Wonderland, vậy chuyện gì đang chờ đợi cô ở phía trước?

PC/CONSOLE
Alice Madness Return: Alice ở xứ sở tâm thần - Phần đầu
h huongtran123
23/09/2023
Alice ở xứ sở thần tiên chắc hẳn là một câu chuyện đã quá quen thuộc với những bạn nhỏ từng dành thời gian cày phim của Disney. Nhưng bạn có biết trong thế giới game, Alice còn có một phiên bản rùng rợn và điên loạn hơn không?

PC/CONSOLE
Final Fantasy 7 Rebirth - Cái nhìn đầu tiên về cốt truyện tiếp theo
Sam Funny
26/09/2023
Final Fantasy 7 Rebirth là phần game tiếp theo của Final Fantasy 7 Remake về câu chuyện và hành trình tiếp nối của nhân vật chính.

PC/CONSOLE
Đánh giá Resident Evil 4 Remake Separate Ways - Xứng đáng DLC của năm 2023
Sam Funny
25/09/2023
Đánh giá Resident Evil 4 Remake Separate Ways cho người chơi nhập vai vào nhân vật chính Ada Wong cực quyến rũ.

PC/CONSOLE
Resident Evil 4 Remake Separate Ways Nhập vai Ada Wong cực quyến rũ
Sam Funny
25/09/2023
Giới thiệu về Resident Evil 4 Remake Separate Ways, Ada Wong và cốt truyện riêng về nhân vật mang tính biểu tượng của dòng game Resident Evil.

PC/CONSOLE
Huyền thoại game Audition nâng tầm chuyên nghiệp, giải đấu AUDITION PRO LEAGUE 2023 chào đón 2 đội tuyển Vô địch Quốc gia
HelenTran
22/09/2023
Giải đấu chuyên nghiệp Audition mùa đầu tiên - AUDITION PRO LEAGUE 2023 đã kết thúc một cách ngoạn mục với sự thể hiện xuất sắc của hai đội tuyển hàng đầu - SXM1 và BUTCHERS