5 sự kiện có tầm ảnh hưởng nhất làng game 2016

Năm 2016 là một năm đầy cảm xúc: tức giận có, thất vọng có, không chắc chắn có... và đó chỉ mới là trong cộng đồng game mà thôi. Đến thời điểm này chúng ta chỉ còn mười ngày nữa là đã khép lại năm 2016 biến động, hãy cùng với Mọt Game nhìn qua 5 sự kiện to lớn có ảnh hưởng sâu đậm đến ngành công nghiệp game năm nay.
Nintendo dấn thân vào lĩnh vực game mobile
Hầu hết chúng ta đều biết đây là vấn đề sớm muộn, nhưng những gì xảy ra sau đó vẫn khó có thể lường trước. Nintendo vốn dĩ có nền tảng là một công ty chuyên sản xuất các thiết bị và sản phẩm độc lập riêng cho thiết bị của mình, giờ đây nhảy vào thị trường đại chúng, làm game cho các thiết bị không chuyên biệt. Quả là một cú hích lớn!
Đầu tiên chúng ta chứng kiến sự ra đời của Miitomo - ứng dụng xã hội mà công ty kết hợp với công ty game di động DeNA. Tuy không mấy thành công, nhưng đây là cách tiếp cận vô cùng thú vị của Nintendo với hệ thống mạng xã hội trên điện thoại. Dù chỉ nổi lên trong thoáng chốc vào mùa xuân năm nay, thoáng vụt qua đó vẫn xứng đáng là một điểm sáng khi những tín đồ Nintendo đều bị thu hút vào Miitomo (trong tầm đâu đó 2 ngày...?)
Rồi sau đó chúng ta đón chào quả bom nguyên tử Pokemon Go như một cơn chấn động toàn cầu. Được phát triển bởi Niantic (hãy ghi nhớ kĩ Nintendo chỉ sở hữu tầm 1/3 giá trị của toàn bộ dòng franchise Pokemon), nhưng thương hiệu Pokemon và công ty Nintendo vẫn có liên đới chặt chẽ với tựa game đình đám này. Hồi giữa năm, một lần nữa Nintendo lại úp mở họ có thể sẽ dồn hết tiềm lực to lớn của mình vào lĩnh vực game mobile, mà hiển nhiên không chỉ là những thay đổi "cho có" về gameplay.
Cuối cùng trong tháng này chúng ta đã chứng kiến sự ra đời của "tựa game đúng nghĩa đầu tiên của Nintendo" trên dòng smartphone, khi họ cho phát hành chính thức Super Mario Run trên iOS. Dưới sự chỉ đạo tâm huyết từ Takashi Tezuka, tựa game này nhận được phản hồi tích cực từ cộng đồng người dùng iOS, một tín hiệu cho thấy có lẽ đây sẽ lại là một thành công nữa cho Nintendo.
Nintendo đã có một bước chuyển mình sáng suốt khi nhận ra thị trường game mobile hiện nay đang dần dần lấn lướt dòng sản phẩm chính của họ trên Wii U và các máy DS/3DS. Thêm vào đó, Nintendo đã "đón đầu" trào lưu khi bắt đầu hỗ trợ cho thiết bị Switch sắp được ra mắt. Công ty đang đi nước cờ chậm mà chắc để dần dần bước chân vào lĩnh vực game mobile trong năm nay, sẵn sàng cho nhiều kế hoạch đầy tham vọng cho năm tới 2017.
Thị trường VR bắt đầu đón nhận nhiều thử thách
Năm ngoái thì VR - Virtual Reality (Thực tế ảo) chắc chắn là một trong những từ khóa hot nhất của ngành công nghiệp game. Và năm nay chúng ta được chứng kiến những bước đi tiếp theo của thị trường VR, với nhiều chuyển biến khiến cộng đồng không thể làm ngơ, dù không hoàn toàn tràn đầy hi vọng như năm trước.
2015 là năm mà ta ngước nhìn đầy ngưỡng vọng về thiết bị VR, khi nó vẫn còn là "của hiếm vật lạ", còn 2016 là bước chuyển biến khi VR đã thực sự dấn thân vào biển lớn với nhiều thiết bị chính thức ra mắt người dùng. Valve và HTC đã phát hành Vive, Oculus Rift cũng lên kệ và gần đây còn bổ sung thêm tay cầm Touch, chưa kể đến ông lớn Sony đã đem PlayStation VR thành thiết bị chủ lực cho hệ sinh thái của mình.
Những bước tiến của VR trong năm 2016 như vậy có thể coi là tạm đủ.
Khi những sản phẩm thương mại chính thức được ra mắt, thực tế đã khiến các nhà phát triển VR phải cân nhắc nhiều yếu tố hơn. Cho tới lúc này, những gì chúng ta nhìn thấy đều chứng minh rằng: VR là một sản phẩm khó để thành công về mặt doanh thu, vì không có gì ngạc nhiên khi đây là một thị trường mới và không có nhiều người tiêu thụ. Các nhà phát triển VR đã cố gắng rất nhiều để hạn chế tối thiểu những rủi ro khi hiện thực hóa giấc mơ của mình, bằng cách "chuyển hóa" những game trước đây thành VR (và thường không đạt được kết quả tốt đẹp cho lắm). Phát triển VR giống như đi dò mìn, khi mà những khó khăn và thử thách luôn mới toanh. Mà đây chỉ là những bước đầu tiên nhất, những thử thách đều còn chờ đợi phía trước.
Mọi giả thuyết, ngờ vực về tính khả thi của VR đều đã dần được hiện thực hóa trong năm nay bằng việc đưa nó đến cộng đồng người dùng. Song dù khó khăn đến thế nào, những người tâm huyết với công nghệ VR, lẫn những người sử dụng sản phẩm vẫn giữ trong mình nhiều hi vọng. Liệu năm 2017 có thể giúp VR thực sự củng cố vị trí của mình trong ngành công nghiệp game hay không, chúng ta đều phải chờ xem.
Game console rơi vào khủng hoảng
Lại một lần nữa các game console rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Chúng phải tiến lên và bắt kịp thời đại nếu không muốn bị bỏ xa, nhưng lại không thể phá vỡ "hệ sinh thái" của cả nền công nghiệp game bằng việc cho ra mắt những thiết bị chơi game mới.
Trong năm 2016, Sony và Microsoft đã không giấu đi "dã tâm" của mình trong thời kì loạn lạc này khi công bố PlayStation 4 Pro và Scorpio - phiên bản "cách điệu lại" của chiếc Xbox One. Những thiết bị mới với nhiều cải tiến này, chính là một phần trong công cuộc chạy đua để bắt kịp với công nghệ màn hình cao cấp 4K, tận dụng công nghệ HDR tuyệt vời, nâng cấp tốc độ khung hình, và đầu tư trước cho các game VR.
Dù muộn vẫn hơn là chả có gì, đó là tình trạng chung hiện nay của game console.
Những thiết bị chuyên biệt luôn là nguồn lực to lớn nhất của thị trường game console, nhưng cũng đồng thời là điểm yếu chết người của nó. Câu hỏi cơ bản nhất dành cho việc liên tục "chạy đua vũ trang" này, là liệu người dùng sẽ chấp nhận móc hầu bao cho các thiết bị mới đủ để hình thành cán cân cung-cầu cho thị trường tiếp tục phát triển? Câu trả lời tới giờ vẫn nằm lơ lửng đâu đó mà ta không dám chắc.
Có thể những thiết bị nâng cấp đó chỉ là phương án chữa cháy tạm thời, khi mà Sony và Microsoft vẫn đang tiếp tục có động thái xây dựng các chiến lược phát triển game không còn quá phụ thuộc vào những thiết bị chuyên biệt. Chúng ta nhìn thấy Sony tiếp tục dồn tâm sức cho PlayStation Network, và làm những game PlayStation có thể chơi ngon lành trên PC, hay như Microsoft vẫn cố duy trì sự tương quan cho hai bên thị trường của Xbox One và Windows 10. Không cần đào quá sâu vào những phát triển đầu tư cho những game bản mềm, cơ sở chính của việc này chính là sử dụng công nghệ stream cho các thiết bị không chuyên biệt cho game như PC và TV.
Game console đang tự tìm lối thoát cho mình và kì thực cách xử lí của các đơn vị phát triển đem đến sự linh động cho thị trường của chúng ta.
Gây quỹ cổ phần - hình thức gây quỹ cộng đồng mới đang lớn dần
Đầu tư tiền bạc luôn là vấn đề cốt lõi quan trọng trong việc làm game. Không hề hấp dẫn hoa mỹ như việc sáng tạo đổi mới, nhưng tài chính lại là con bài to lớn tối thiết yếu nhất mà không cần nói ra ai cũng biết.
Trong năm nay chúng ta chứng kiến sự lan tỏa thành công của một hình thức vận động tài chính mới trong ngành game: gây quỹ cộng đồng. Với những đơn vị như Fig, Gambitious và Indiegogo đẩy mạnh hoạt động hay đươc chính thức thành lập nhờ gây quỹ cổ phần như các studio ArtCraft (Crowfall), Double Fine (Psychonaust 2), Flying Wild Hog (Hard Reset Redux) đã hoàn toàn chứng minh được gây quỹ cổ phần là một giải pháp tuyệt vời.
Nếu gây quỹ cộng đồng cổ điển theo phong cách của Kickstarter là người tham gia đóng góp dự án được đề nghị một mức giá, và người đứng đầu dự án sẽ có những phần sản phẩm tương ứng cho từng mức đóng góp đó với sản phẩm của mình. Một khi dự án cán mốc đề ra, đội ngũ đứng sau dự án sẽ bắt tay vào thức hiện và đáp ứng lại cho những người đã tham gia đóng góp với những gì họ đã được hứa.
Gây quỹ cổ phần cũng tương tự thế, nhưng thay vì chỉ là người "đóng góp" cho dự án, người góp tiền chính thức trở thành nhà đầu tư hợp pháp cho dự án, và có thể nhận lại những thành quả hay lợi nhuận mà dự án họ bỏ tiền ra ủng hộ mang về. Hình thức gây quỹ cộng đồng này vẫn còn mang nhiều khúc mắc về luật pháp (tại Mỹ gây quỹ cổ phần chỉ mới được thông qua trong năm ngoái), nhưng nói về góc độ hấp dẫn thì việc bỏ tiền ủng hộ cho một dự án mình yêu thích, sau đó nhận được lợi nhuận từ nó cũng khá là hay ho.
Tuy chưa thể bùng nổ như khi Double Fine mở cửa Kickstarter năm 2012 và đem lại những biến đổi to lớn cho mảng game indie, song gây quỹ cổ phần vẫn là một hình thức đáng ghi nhận cho những nhà phát triển game đang dần cạn kiệt các nguồn vốn cũng như mất hi vọng vào các hình thức kêu gọi tài chính khác.
Game indie sắp diệt vong?
Năm ngoái chúng ta từng lo sợ về một tương lai bế tắc cho game indie khi mà ngành công nghiệp game chính thống mỗi lúc một không khoan nhượng và cố tình đi lên dể giẫm chết sự manh nha của dòng game indie bất chợt lên ngôi.
2016 thực sự là năm mà game indie chứng kiến sự thay đổi hà khắc hơn đang đè nặng xuống mình, khi mà tiêu chuẩn chất lượng cho game indie đang bị nâng cao lên, kéo theo chi phí sản xuất sẽ tăng thêm nhiều phần. Đãi cát tìm vàng đã khó nay càng khó hơn gấp bội trong khi mà thị trường game mỗi lúc một bão hòa; bom tấn trở nên hiếm hoi và dữ dội hơn, những người làm việc trong ngành phát triển và sản xuất game càng thường xuyên đối mặt với khủng hoảng hơn... nhiều và nhiều nữa những vấn đề nan giải như thế.
Nghe có vẻ vô cùng buồn thảm và tuyệt vọng, nhưng ít ra trong năm nay vẫn chưa có sự kiện khủng hoảng nào quá lớn xảy ra. Nhìn vào mặt tích cực, chúng ta không còn phải chứng kiến việc các game indie ra đời ồ ạt như bão lũ, thay vào đó người làm game cân nhắc và cẩn trọng hơn với từng sản phẩm của mình làm ra, để thực sự đảm bảo chất lượng xứng đáng cho người chơi. Game indie chắc chắn sẽ phải lặng lẽ hơn trong thời gian sắp tới, nhưng điều đó cũng có thể như một mùa đông ngắn để đón chào sức xuân mạnh mẽ.
Con đường phía trước của game indie chắc chắn chông gai nhiều hơn hoa hồng, thất bại sẽ dễ dàng hơn thành công. Những người làm game indie thực sự cần nhiều cứng cỏi và nội lực hơn để đứng vững với sản phẩm của mình. Song ít ra, năm 2016 giúp những thử thách trở nên rõ ràng hơn, và hi vọng với điều đó, mảng game indie sẽ biết mình cần phải làm những gì để có thể tiếp tục đi lên.
LỊCH ĐĂNG VIDEO
UPDATE NGAY lịch đăng video mới trên Mọt Game Channel vào 12h00 thứ 3 - 5- 7 - Chủ Nhật hàng tuần nào.
Ngoài ra cũng nên ghé thăm fanpage Gosugamers Vietnam khu vườn địa đàng với hàng ngàn tin tức Esports và 7749 loại meme/video… vui tính hơn cả crush của bạn. LIKE NGAY ĐỂ CẢM NHẬN.
Cuối cùng bạn có sẵng sàng "tám" xuyên biên giới tại Gia đình Mọt Game, nơi có những thiên tài như Elon Musk, bí ẩn như Dr.Strange và lịch lãm như Constantine?

Đọc nhiều
Cùng chuyên mục

PC/CONSOLE
Đánh giá EA Sports FC 24 phiên bản có nhiều cải tiến nhưng làm chưa tốt
Sam Funny
27/09/2023
EA Sports FC 24 là phiên bản cải tiến khá tốt của dòng game FiFa. Tuy nhiên vẫn còn một số điểm chưa tốt của EA Sports FC 24 cần lưu ý.

PC/CONSOLE
Đánh giá Cyberpunk 2077 Phantom Liberty mang tựa game trở về đúng tầm nhìn ban đầu
Sam Funny
27/09/2023
Cyberpunk 2077 Phantom Liberty sẽ là DLC đầu tiên cũng là cuối của bom tấn game AAA Cyberpunk 2077. Phantom Liberty được đánh giá là thay đổi hoàn toàn Cyberpunk 2077.

PC/CONSOLE
Game thủ Payday 3 không thể tìm trận online vì Server quá tải ngay ngày ra mắt
Sam Funny
25/09/2023
Payday 3 hiện đang bị than phiền từ game thủ vì lỗi Server không thể tìm được trận. Nhà phát hành Payday 3 lên tiếng xin lỗi cộng đồng vì Server quá tải.

PC/CONSOLE
Resident Evil 4: Separate Ways - Những con trùm trong game
h huongtran123
23/09/2023
Sau khi trải nghiệm xong Resident Evil 4 vào đầu năm nay, thì tháng 9 này, bản DLC của tựa game với sự góp mặt của Ada đã chính thức trình làng. Hôm nay, hãy cùng nhà Mọt tìm hiểu xem, bản DLC này có tất cả bao nhiêu ending và bạn phải đối đầu với những con trùm khó nhằng nào nhé.

PC/CONSOLE
Demo Tai Ương: Game kinh dị Việt đáng chơi nhất 2024? - Phần cuối
h huongtran123
23/09/2023
Ở phần trước, chúng ta đã cùng nhau nói về những gì đã xảy ra trong bản demo của Tai Ương, nhưng câu chuyện thật sự ẩn sau tựa game này là gì?

PC/CONSOLE
Demo Tai Ương: Game kinh dị Việt đáng chơi nhất 2024? - Phần đầu
h huongtran123
23/09/2023
Game kinh dị Việt luôn là đề tài rất được game thủ Việt Nam quan tâm. Đương nhiên theo chủ nghĩa người Việt ủng hộ hàng Việt thì Mọt đã thử trải nghiệm demo của tựa game Tai Ương. Muốn biết tựa game này có gì hấp dẫn thì mọi người hãy cùng theo chân Mọt trong video hôm nay nhé.

PC/CONSOLE
Alice Madness Return: Alice ở xứ sở tâm thần - Phần cuối
h huongtran123
23/09/2023
Trong phần trước, Alice đã rời khỏi viện tâm thần đến một trại trẻ mồ côi để làm việc, tuy nhiên cô vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi Wonderland, vậy chuyện gì đang chờ đợi cô ở phía trước?

PC/CONSOLE
Alice Madness Return: Alice ở xứ sở tâm thần - Phần đầu
h huongtran123
23/09/2023
Alice ở xứ sở thần tiên chắc hẳn là một câu chuyện đã quá quen thuộc với những bạn nhỏ từng dành thời gian cày phim của Disney. Nhưng bạn có biết trong thế giới game, Alice còn có một phiên bản rùng rợn và điên loạn hơn không?

PC/CONSOLE
Final Fantasy 7 Rebirth - Cái nhìn đầu tiên về cốt truyện tiếp theo
Sam Funny
26/09/2023
Final Fantasy 7 Rebirth là phần game tiếp theo của Final Fantasy 7 Remake về câu chuyện và hành trình tiếp nối của nhân vật chính.

PC/CONSOLE
Ubisoft thông báo thông tin mới nhất về Tom Clancy’s The Division 3
Sam Funny
27/09/2023
Tom Clancy’s The Division 3 hiện đang được phát triển. Thông báo mới nhất của Ubisoft về tựa game Tom Clancy’s The Division 3.